Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

Kiến Ba Khoang tràn vào bệnh viện cắn bác sĩ luôn

Vết thương kiến ba khoang đốt biểu hiện như thế nào, và cách chữa trị

Bạn đang có những dấu hiệu hoàn toàn giống vết cắn của kiến ba khoang. Nhưng chưa xác định rõ. chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt.


Biểu hiện của vết cắn kiến ba khoang

Nếu vô tình tiếp xúc với chất dịch có trong cơ thể của loài kiến ba khoang, da sẽ có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.

Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu người bị phỏng da ngứa gãi, quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp. Đối với các bạn nhỏ, sẽ có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng có thể khiến các bạn sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.

 
Tiến triển của bệnh

Sau khi tiếp xúc với kiến, người bệnh sẽ có cảm giác râm ran. Sau 6-8 giờ da sẽ xuất hiện ban đỏ, dát đỏ. Trong 12-24 giờ tiếp theo da xuất hiện những thương tổn điển hình. Nếu điều trị đúng cách thì sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy. Và từ 5-7 ngày sau vảy sẽ bong hết nhưng để lại dát thâm rất lâu trên bề mặt da.a

Cách nhận dạng con kiến ba khoang như thế nào?


Kiến ba khoang thuộc họ Cánh cụt (Staphylinidae), bộ Cánh cứng (Coleoptera), lớp Côn trùng (Insecta), ngành Chân đốt (Arthropoda). Trên thế giới đã phát hiện được hơn 46.000 loài, 3.200 giống, 31 phân họ, trong đó 2/3 số loài sống ở vùng nhiệt đới. Khi bị kiến ba khoang đốt nếu không kịp xử lí sẽ rất nguy hiểm.

Nhầm lẫn tai hại giữa kiến ba khoang đốt và bệnh zona thần kinh


Theo ghi nhận, có đến hơn 80% bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện Da liễu Trung Ương thường nhầm lẫn triệu chứng kiến ba khoang đốt với bệnh da liễu Zona.

Vì nhầm lẫn vết đốt do kiến ba khoang gây ra với bệnh zona, khi trên da xuất hiện những vết phỏng rộng, lan tỏa, có mủ nên không ít người đã tự mua thuốc để bôi. Có những người bệnh bôi quá nhiều Acyclovir đến mức bị loét da, tổn thương sâu hơn, lúc này việc điều trị sẽ càng phức tạp.

Cách phân biệt vết cắn kiến ba khoang và zona

Hai bệnh này có tỷ lệ nhầm lẫn là rất cao, do vậy cần phân biệt trước khi tiến hành điều trị.

Đối với bệnh zona

Thường gặp ở một vài người trước đó đã mắc thuỷ đậu, sau đó vi khuẩn di chuyển đến sống tiềm ẩn tại những hạch cảm giác ở thần kinh vùng thắt lưng. Khi cơ thể suy nhược, căng thẳng, hoặc sau các ngày làm việc stress, bị những bệnh khác khiến cho giảm miễn dịch như bệnh lao, AIDS... thì virus sẽ theo đường thần kinh tái hoạt gây bệnh.

- Bắt đầu thường là sốt nhẹ khoảng 38 độ C, nhức đầu, mệt mỏi, đau xương sống, đau nhức dọc theo dây thần kinh vùng da chuẩn bị nổi thương tổn và chỉ hiện diện ở một bên người (trừ ở người bệnh AIDS).

- Khoảng 2-3 ngày khi các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài, bệnh nhân cảm giác vùng da phát bệnh ngứa ngáy, căng bỏng, rát, nhức dai dẳng. Có thể nổi hạch sưng đau tại vị trí tương ứng. Ngoài ra, cơ thể còn thấy mệt mỏi và đau đầu.

- Xuất hiện các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ hơi cao hơn mặt da, có hình tròn hoặc bầu dục lần lượt nổi dọc theo dây thần kinh. Chúng có thể nằm rải rác hoặc thành cụm, thành dải dài, thành vệt.

56
 
- Tiếp đó, các mụn nước chứa dịch trong bắt đầu xuất hiện trên các mảng đỏ thành từng cụm. Chúng thường căng và khó vỡ; rồi to dần, dịch trở nên đục và dễ vỡ hơn.

- Cuối cùng chúng vỡ ra, chảy nước và xẹp đi, bề mặt bắt đầu khô đóng vảy và để lại sẹo (nếu bị nhiễm khuẩn).

Bệnh zona có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng bệnh zona xuất hiện xung quanh mắt hay trán có thể gây nhiễm trùng mắt, giảm thị lực thậm chí gây mù. Do đó, ngay khi phát hiện có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân cần thăm khám kịp thời để chẩn bệnh chính xác và có phương án đối phó phù hợp nhằm tránh các biến chứng và bảo vệ sức khỏe chính mình.

Đối với người bị kiến ba khoang đốt

- Dấu hiệu: Thường xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể như mặt, hai tay.

- Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám.

- Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lỏm màu trắng vàng ở giữa.

- Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch.

57
Kiến ba khoang đốt có điểm lỏm trắng vàng ở giữa
- Sẽ có cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch

Cách sơ cứu khi bị kiến ba khoang cắn 


Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng – Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai), thời gian qua, bệnh viện đã thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt. Triệu chứng khi bị đốt rất giống bênh zona với các biểu hiện đau, rát, viêm da, bọng nước… khi bị kiến ba khoang đốt, hoặc lỡ tay đập chết, chà xát trên da… người bệnh cần ngay lập tức tiến hành sơ cứu bằng cách rửa vết đốt bằng cồn 70, 90 độ, dung dịch Betadine hoặc có thể rửa bằng thuốc tím sát trùng… nếu không có dung dịch cồn thì rửa bằng xà phòng 3 lần rồi xịt nước hoa vào chỗ bị đốt. Nếu chỗ da bị viêm chuyển sang tổn thương loét, cần đắp gạc sạch, ướt, mát, vô trùng; có thể xoa thêm dung dịch calamin totion hay kem xoa corticoides ở vết loét. Khi có bội nhiễm với các bọng nước dưới da, có thể dùng phối hợp với kháng sinh.

Sau đó, có thể sử dụng thang thuốc điều trị kiến ba khoang đốt như sau: Milian: 1 lọ, bôi ngày 2 lần; Hồ nước: 1 lọ, bôi ngày 2 lần; Fobancort: 1 tuýp, bôi ngày 4 lần; Clarytine 10mg: 5 viên, ngày 1 viên.

Trường hợp không có Milian có thể thay bằng dung dịch Castellani, Betadine.


Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, kiến ba khoang có chứa pederin, có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang. Ảnh Internet.
Bác sĩ Dũng cũng khuyến cáo, nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người, hay quần áo, đồ đạc trong nhà, người dân tuyệt đối không nên dùng tay đập hoặc chà xát chúng, nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc với loài côn trùng này.

Thuốc điều trị bôi vết cắn của kiến ba khoang - Quatumcare Nano Smart Skin

Nano SMART SKIN là gì?
Bằng công nghệ lượng tử hiện đại với phương pháp vật lý, hạt nano thông minh được sản xuất theo tiêu chí sạch, xanh và tiết kiệm nhất nhằm ứng dụng vào các sản phẩm được thiết kế tiện lợi, hạt nano thông minh có tác dụng nhanh chóng, lành tính, không tác dụng phụ, sẽ hỗ trợ việc xử lý các bệnh da liễu ngay tại nhà một cách hiệu quả nhất



Nếu sử dụng các sản phẩm này thường xuyên, chúng ta có thể ngăn ngừa các bệnh do virus: siêu vi, thủy đậu, tay chân miệng, sởi, rubella, zona thần kinh….
Đặc biệt sản phẩm hỗ trợ xử lý nhanh các tổn thương trên cơ thể do kiến ba khoang gây ra, và các tổn thương do viêm da tiếp xúc côn trùng, thực vật hiệu quả.

Thành phần nano SMART SKIN:
Thành phần chính có trong nano Smart Skin:

Chấm lượng tử GRAPHENE (nano Carbon): kích thước siêu nhỏ chỉ khoảng một vài nano mét, độ linh động cao đến 200.000 cm2/Vs cùng với việc phát ra một loại “siêu Oxy” tấn công và tiêu diệt vi khuẩn, virus theo cách đặc biệt, ngoài ra chúng còn cung cấp liên tục điện tử cho nano bạc để hạt nano bạc này sát khuẩn nhanh, mạnh và liên tục.
Nano Silver Solution ( hỗn dịch Nano Bạc): có tác dụng sát khuẩn và chống viêm phổ rộng nhờ khả năng phá hủy hoàn toàn màng, thành, nhân, ADN động vật nguyên sinh (virus, vi khuẩn, nấm…), không cho chúng có cơ hội sống sót ngay khi tiếp xúc. Ngoài ra, Nano Bạc còn giúp tăng cường tổng hợp collagen, kích thích nguyên bào sợi. Từ đó, có thể thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh chóng.
Tổ hợp lai giữa hai loại hạt này được gọi là hạt nano thông minh, lí do: chấm lượng tử Graphene, ngoài việc tự phát ra nguyên tử “siêu Oxy” tấn công vi khuẩn, virus thì chúng còn cung cấp liên tục điện tử cho nano bạc để hạt nano bạc này sát khuẩn nhanh, mạnh và liên tục, đồng thời chitosan sẽ tạo nên một lớp màng nano sinh học để ngăn chặn sự xâm nhập trở lại của các vi khuẩn virus khác từ môi trường
Chitosan: có chức năng tạo màng nano sinh học, ngăn chặn sự xâm nhập trở lại của các vi khuẩn, virus khác từ môi trường, kích thích quá trình tái tạo mô mới và tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, ức chế hình thành tế bào da chết.
Tác dụng của nano SMART SKIN
Sản phẩm SMART SKIN dùng để xịt lên bề mặt vết thương, tạo ra một lớp màng nano sinh học bao phủ làm sạch da, sát khuẩn, bảo vệ vết thương, ngăn nhiễm khuẩn giúp vết thương mau lành.
SMART SKIN tạo môi trường thuận lợi cho vết thương lành nhanh nhờ khả năng bảo vệ và thúc đẩy quá trình hình thành mao mạch và tế bào tại vùng da thương tổn. Đồng thời, SMART SKIN cung cấp độ ẩm cho da, chống oxy hóa, giúp tái tạo da nhanh chóng, hạn chế thâm nám và phòng ngừa sẹo khi sử dụng đúng hướng dẫn.

Đối tượng sử dụng SMART SKIN?
SMART SKIN dùng để hỗ trợ xử lý các tổn thương ngoài da, bảo vệ da và phục hồi nhanh chóng, phù hợp cho những đối tượng sau đây:

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang gây ra.
Viêm da tiếp xúc do các loài động vật – thực vật gây ra.
Bị côn trùng cắn, chích, đốt….
Bị bệnh virus như: siêu vi, thủy đậu, tay chân miệng, sởi, rubella, zona thần kinh, ….
Bị trầy xước trên da, vết thương hở, vết đứt và rách da, vết khâu, vết mổ sau phẫu thuật….
Người có vết thương mạn tính như lở loét, nằm lâu … hoặc các vết thương ngoài da khác do biến chứng của bệnh tiểu đường
Bị mụn trứng cá, mụn nhọt, hăm, mụn sữa, chàm sữa, viêm da, xăm thẩm mỹ, viêm nang lông….
Bị phỏng (bỏng).
Liều dùng và cách dùng các sản phẩm SMART SKIN
Nên tham khảo kỹ tờ hướng dẫn trước khi sử dụng.

a) Trường hợp tổn thương trên da vừa xuất hiện: xịt liên tục dung dịch nano từ 15 phút đến 30 phút / lần vào vùng da đang bị tổn thương, xoa đều dung dịch sẽ làm dịu mát vết thương tránh bị phồng rộp, nhiễm trùng da.

b). Trường hợp vết thương đã nổi mủ, có vệt trắng nằm sát da: dùng cồn 70 độ lau sạch vết thương, nặn mủ ra, lau sát trùng lại bằng cồn 70 độ, sau đó xịt nano 30 phút – 60 phút/lần.

c) Trường hợp bệnh ngoài da do virus như: sởi, thủy đậu, zona, tay chân miệng, herpes, siêu vi… nên xịt trực tiếp lên các vùng da bị tổn thương sau khi đã lau sạch để tăng hiệu quả sử dụng đồng thời xịt toàn bộ cơ thể để làm sạch da, phòng chống lây lan và nhiễm khuẩn lại từ môi trường.

d) Đối với các vết thương hở: xịt trực tiếp dung dịch nano lên vùng bị tổn thương để ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ vết thương.

Tránh dùng thiếu liều so với hướng dẫn sử dụng bởi có thể gây ra các tác động xấu, khiến kết quả hỗ trợ điều trị suy giảm.

Tác dụng phụ của sản phẩm SMART SKIN
Một số người có thể bị dị ứng với một số thành phần trong sản phẩm SMART SKIN. Ngoài ra, chưa có báo cáo về những tác dụng phụ nghiêm trọng gặp phải khi sử dụng sản phẩm này. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi dùng SMART SKIN, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo khi dùng sản phẩm SMART SKIN
Nên kiên trì sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn để mang lại hiệu quả rõ rệt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay hotline hoặc tìm đến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn thêm.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng SMART SKIN trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
Chưa thấy có báo cáo về những tác dụng phụ nghiêm trọng gặp phải khi sử dụng sản SMART SKIN trên phụ nữ có thai, cho con bú và sau phẫu thuật. Để đảm bảo an toàn, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng.
Sản phẩm SMART SKIN có thể xảy ra tương tác với những gì?
Hiện nay, chưa có nhiều dữ liệu về tương tác có thể xảy ra khi dùng sản phẩm SMART SKIN chung với những sản phẩm khác. Để tránh các tương tác ngoài ý muốn, nên tránh dùng chung SMART SKIN với bất cứ sản phẩm ngoài da khác.

Bảo quản sản phẩm SMART SKIN
Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao. Nếu bị ánh sáng chiếu vào, sản phẩm sẽ bị giảm tác dụng. Khuyến cáo nên sử dụng sản phẩm trong vòng 12 tháng sau khi mở nắp.

Dạng bào chế của SMART SKIN
Sản phẩm SMART SKIN có dạng xịt phun sương để tạo thành lớp màng nano sinh học, nhằm tăng độ linh động của hợp chất nano trên vùng da cần hỗ trợ điều trị.

Thông tin liên hệ tại: 

  • TPHCM: 34-35 Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4 ĐT 0909 696 666
  • Hà Nội: 10 Lê Ngọc Hân, P.Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng ĐT 0933 339 666
  • Website: https://quantumcare.vn

Kiến ba khoang vào mùa ở các chung cư cao tầng

Nhiều ngày trở lại đây, TP.HCM thường xuyên mưa, ẩm ướt là điều kiện cho kiến ba khoang sinh sản và phát triển. Trên địa bàn TP đã có nhiều trẻ nhỏ, người lớn bị phỏng do tiếp xúc với độc tố của kiến, trong đó có nhiều trường hợp nặng.

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức ghi nhận 2 trường hợp bị phỏng rộp do độc tố của kiến ba khoang. Bệnh nhân sau đó được xử lý vết thương và theo dõi tình hình sức khỏe ổn định

Ngay sau khi nhận được phản ánh,  Trung tâm Y tế (TTYT), Q. Thủ Đức, đã thực hiện khảo sát toàn bộ khu vực, thực hiện phun hóa chất xử lý diệt kiến ba khoang ở những vị trí kiến xuất hiện và phun dự phòng môi trường xung quanh bệnh viện. Đồng thời, gửi tài liệu truyền thông đến BV ĐKKV Thủ Đức để hướng dẫn cho người bệnh, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế BV các biện pháp phòng chống kiến ba khoang.

BS Nguyễn Văn Chức - Giám đốc TTYT,  cho biết: "Khảo sát sau khi phun hóa chất, ghi nhận có số lượng kiến ba khoang chết, môi trường xung quanh khoa nhiễm được BV tiến hành dọn dẹp vệ sinh, cắt tỉa cỏ toàn bộ khuôn viên BV".


Nghi ngờ ngay cháu bị kiến ba khoang “tấn công” (trước đó bé đã bị nhiều lần nhưng mức độ nhẹ hơn và tự khỏi), mẹ bé đã đưa cháu đến Khoa Da liễu, BV Q. 2 khám và được các BS xử lý, kê thuốc uống và thuốc bôi. Đến nay tình hình đã ổn, cháu đỡ đau, bớt quấy khóc hơn trước.

Ông Quang cho biết thêm, tại khu chung cư nơi ông sinh sống do tọa lạc giữa đồng cỏ hoang, nhiều gió nên những năm qua cùng thời điểm này số lượng kiến ba khoang theo gió bay vào nhà dân rất nhiều. Mới đây, cùng đến BV Q. 2 để khám với cháu ông Quang cũng có bà H. (cùng chung cư Hải Quân) bị phỏng rộp cả 2 mắt.

Không chỉ tại Q. Thủ Đức, nhiều ngày trở lại đây kiến ba khoang cũng xuất hiện và “tấn công” nhiều người dân tại các địa bàn Q. 9, Q. 8, Q. 12… trong đó tập trung nhiều tại các khu chung cư, khu ký túc xá sinh viên, nhà dân.

Theo ông Phan Ngọc Quang (ngụ chung cư Hải Quân, Nguyễn Duy Trinh, Q. 9), 3 ngày trước cháu trai 2 tuổi của ông đang chơi ở phòng khách thì sau gáy xuất hiện vết đỏ nhỏ có mụn nước, ngay sau đó vết thương lan rộng nhanh, da bị đỏ, phỏng rộp.

Đại diện BV Q. 2 cho biết, gần đây có nhiều trường hợp người lớn tuổi, trẻ nhỏ đến BV để khám do tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang. Biểu hiện lâm sàng trên các bệnh nhân là viêm da ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng tùy theo độc chất xâm nhập qua da. Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.

BS Nguyễn Văn Chức cũng khuyến cáo, kiến ba khoang không đốt hay cắn nhưng do trong dịch cơ thể của kiến có chứa pederin (một loại chất độc gây rộp, phỏng da) và Paederus dermatitis (một loại viêm da khi bị côn trùng đốt). Do đó để phòng tránh bị tiếp xúc độc tố của kiến, người dân cần hạn chế tiếp xúc đề phòng kiến ba khoang như rũ mạnh quần áo, khăn mặt trước khi sử dụng, hạn chế mở cửa ở khu vực gần cây cối.

BS Lâm Bình Diễm - Trưởng khoa Da liễu, BV Q. 2 khuyến cáo, khi có hiện tượng đỏ, rát mưng mủ người dân không nên tự ý mua thuốc bôi, uống sẽ làm tình trạng nặng thêm bởi có thể gây kích ứng. Do đó, nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để BS thăm khám và cho chỉ định dùng thuốc. Cách phòng tránh là không nên lấy tay, vật gì giết di kiến, nên xịt thuốc diệt kiến thường xuyên…

Người dân không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang. Bắt kiến ba khoang ra khỏi da bằng cách thổi hoặc đặt một tờ giấy cho kiến bò lên và lấy ra khỏi người. Khi tiếp xúc với kiến ba khoang cần đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót. Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác.

Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng... Nếu phát hiện có kiến ba khoang ở khu vực làm việc, sinh sống, nên liên hệ với Trung tâm y tế. Ngoài ra, người dân cần chủ động dọn dẹp vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây gỗ mục, cành cây… bởi đây là những môi trường thuận lợi để kiến sinh sôi, phát triển.

Kiến ba khoang đốt ở trẻ em 

Hỏi: Khu vực nhà tôi đợt này xuất hiện nhiều người bị kiến ba khoang đốt. Con gái tôi vừa bị kiến đốt sưng vù mặt, mũi. Vậy, cần phải làm gì để hạn chế tổn thương do kiến ba khoang gây ra, thưa bác sĩ?

Nguyễn Kim Anh (Hoàng Mai, Hà Nội)

Trả lời: Trong thân của kiến ba khoang có chất pederine, giống như một loại axít, gây ra phản ứng giống với bỏng axít. Khi bị kiến ba khoang đốt, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: Rát đỏ, mụn nước, mụn mủ, bị thành vệt. Bởi, phản xạ của người bị đốt thường đập côn trùng và miết trên da, nên vết đốt có thể ở nhiều vị trí. Nhẹ có thể tự khỏi, nhưng trong trường hợp nặng, mụn nước, mụn mủ nhiều hoặc có các triệu chứng nóng rát, có thể điều trị đặc hiệu bằng thuốc mỡ kháng sinh hoặc kháng sinh kết hợp corticoid.

Cần lưu ý, ngay sau khi bị kiến ba khoang gây tổn thương, cần sơ cứu bằng cách rửa cồn 70-900, betadine hoặc rửa xà phòng… thật kỹ để giảm bớt chất độc của kiến ba khoang. Biểu hiện tổn thương do kiến ba khoang và “giời leo” giống nhau, khó phân biệt, nên bệnh nhân cần đến khám da liễu để xác định đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời.